Bất động sản Huế sôi động trước khi lên Đô thị trực thuộc Trung ương

 


Theo Quyết định số 241/​QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thừa Thiên Huế là một trong ba tỉnh thành dự kiến trở thành các thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021 – 2030. Với hạ tầng phát triển cùng nhiều chính sách ưu đãi nhà đầu tư, bất động sản bước vào giai đoạn sôi động nhất.

Đầu tư hạ tầng thu hút đại gia bất động sản quy tụ về Huế

Trong năm 2019, Thừa Thiên Huế có 39 dự án được cấp phép với tổng mức đầu tư hơn 22,1 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với kế hoạch đề ra. Nhiều nhà đầu tư lớn vào nghiên cứu cơ hội đầu tư như: Cotana Group, Vingroup, Sun Group, APEC...
Tính đến hết quý 1/2021, tỉnh có 22 dự án du lịch nghỉ dưỡng được cấp phép. Hiện trên địa bàn các Khu Kinh tế - Công nghiệp (KKT-CN) có gần 200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Số lượng NĐT và đối tác nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư vào địa bàn KKT-CN ngày càng tăng, Ban quản lý KKT-CN tỉnh đã tiếp xúc với các NĐT chiến lược, có năng lực tài chính để đầu tư các dự án có quy mô lớn, tạo động lực để phát triển. Đồng thời, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tích cực hỗ trợ các NĐT giải quyết nhanh thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Chùa Thiên Mụ (nguồn internet)

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phan Ngọc Thọ cho biết, Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực gồm: thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, xây dựng đô thị Chân Mây. Riêng mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
“Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Một đô thị đặc thù được hình thành sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giữ gìn được những nét đẹp, những giá trị về văn hóa. Người dân các địa phương, trong nước và quốc tế không chỉ đến Huế tham quan du lịch mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác và gắn bó với Huế lâu dài”, ông Thọ nói.

Năm 2021 - Cơ hội cho thị trường bất động sản phát triển

Thị trường chung được dẫn dắt tốt cùng định hướng lành mạnh hóa thị trường bất động sản, Thừa Thiên Huế là vùng đất vua, sông nước hữu tình. Tỉnh sẵn sàng kích hoạt thị trường bất động sản cũng là kích hoạt cả nền kinh tế tỉnh nhà.
Năm 2021, ghi nhận thực tế tình hình “sóng dồn” tỉnh lẻ, cụ thể là Thừa Thiên Huế rất rõ nét. Theo báo cáo của Savills Việt Nam, năm 2020, thị trường BĐS tại các thành phố lớn có xu hướng hạ nhiệt, do nghiêm ngặt trong chủ trương chấp thuận đầu tư của chính phủ, giá đất bị đẩy cao, khó khăn từ dòng vốn tín dụng và quỹ đất nội thành ngày càng hạn hẹp…
Theo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, khu vực phía Đông Nam TP Huế được xem là tâm điểm của thị trường khi số lượng dự án tăng trưởng nóng chưa từng thấy. Đơn cử như khu An Vân Dương, thời điểm năm 2015 chỉ có 32 dự án, thì nay đã tăng lên 64 dự án. Không những vậy, với sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ trong thời gian qua, thị trường bất động sản tại Thừa Thiên Huế hiện nay đã bắt đầu 'nóng' trở lại.

Cố đô Huế (nguồn internet)

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, việc phát triển Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản loại 1 trực thuộc Trung ương sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách cho việc phát triển các dự án bất động sản trong thời gian tới. Các nhà đầu tư cần chung tay với chính quyền trong việc vận động chính sách và xây dựng hạ tầng kết nối vùng để tạo nền tảng cho các hoạt động liên kết về kinh tế - xã hội; nắm bắt các cơ hội đầu tư xây dựng giúp Thừa Thiên Huế hình thành các khu đô thị đa bản sắc, phục vụ nhu cầu sống và làm việc đa dạng khác nhau của nhiều nhóm cộng đồng tại các khu đô thị...
Theo KTS Sơn, về phía địa phương cần khuyến khích và thu hút những dự án đem lại các cơ hội việc làm, thu nhập cao trong tương lai; xây dựng chính sách khuyến khích nhà đầu tư ứng vốn đầu tư hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh cho cả trong và ngoài ranh giới dự án, các tuyến đường kết nối bao quanh, đổi lấy các ưu đãi về đầu tư và vận hành dự án...
Ở góc độ chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ cho rằng, phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng theo lợi thế so sánh của Huế. Hiện các dự án bất động sản ở Huế vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét “di sản Huế”.
“Phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, thành phần tư nhân giữ vai trò chủ đạo, nhà nước là đối tác đồng hành, nhân dân giám sát. Tạo được việc làm tốt và thu nhập cao hơn cho người dân địa phương, cải thiện được sinh kế và chất lượng sống của họ”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

cre: tienphong.vn

Tham khảo dự án HOT nhất tại trung tâm tp. Huế xem Tại đây!

Quý khách hàng có nhu cầu đầu tư vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ THÀNH (DDI)

Trụ sở chính: Lô số 37 đường Nại Nam, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
CN DDI Huế: tầng 7, tòa nhà HCC, 28 Lý Thường Kiệt, Thành Phố Huế.
Hotline: 0399.86.87.23 - Phòng Kinh Doanh dự án